Đà Lạt trong mắt du khách không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành với những góc “sống ảo” xịn sò. Mà nó còn ấn tượng bởi những con người thân thương, trìu mến. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi khám những tính cách đặc trưng của con người Đà Lạt.
Nội Dung Bài Viết
- Nguồn gốc của con người Đà Lạt
- Nét đặc trưng của con người và cuộc sống ở Đà Lạt
- Con người Đà Lạt hiền hòa, mến khách
- Người Đà Lạt ăn mặc lịch sự, “kín cổng cao tường”
- Con người Đà Lạt có thói quen đi ngủ sớm
- Người Đà Lạt không thích đi siêu thị
- Con người Đà Lạt có giọng nói “dễ cảm nắng”
- Người Đà Lạt không mê du lịch
- Người Đà Lạt yêu thiên nhiên
- Người Đà Lạt chạy xe bằng niềm tin và không bóp còi
Nguồn gốc của con người Đà Lạt
Cộng đồng dân cư Đà Lạt có 3 dân tộc là Lạch, Chil, Srê chiếm đa số và định cư từ rất lâu trước đây. Trong đó, Srê là một dân tộc thiểu số đã đến vùng đất này không biết từ khi nào. Chắc khoảng cách đây 4 -5 thế kỷ, vào thời kỳ hưng thịnh của Vương quốc Chăm pa, người Chăm đã tiến hành một cuộc chiếm đất và cai trị. Một bộ phận người Srê vì không chịu nổi ách thống trị nên đã di cư đến Phitôkhang (Di Linh). Đây cũng là nguồn cư dân đầu tiên có nguồn gốc lâu đời ở Tà Nung.
Sau đó, toàn quyền Paul Doumer đã chọn cao nguyên Lang Biang làm nơi nghỉ dưỡng. Người Kinh định cư đầu tiên ở Đà Lạt là những tù nhân, người đi buôn, người giúp việc trong các phái đoàn nghiên cứu,…
Năm 1909, di chuyển trạm khí tượng và trạm nông nghiệp từ Dankia về Dalat. Trong thời gian này, ngoài cư dân bản địa thì chỉ có vài khách viễn du người Âu đi công tác, trắc địa viên, thợ săn và một vài khách du lịch hiếm hoi.
Thành phân dân cư ở Đà Lạt có một phần lớn người gốc Bắc đến định cư với nhiều mục đích khác nhau. Họ đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của Đà Lạt trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Tìm hiểu về nguồn gốc con người Đà Lạt gốc Bắc. Nhóm người đầu tiên là những người đi làm công cho trại chăn nuôi bò Dankia. Sau một thời gian làm việc ở các đồn điền, công sở khai thác mãn hạn, họ đã tìm đất đã khai hoang tại Đà Lạt để lập nghiệp và sinh sống tại đây. Về sau, dân cư Đà Lạt có thêm cư dân Thừa Thiên – Huế, cư dân gốc Nam, Ngãi, Bình, Phú.
Nét đặc trưng của con người và cuộc sống ở Đà Lạt
Con người và cuộc sống ở Đà Lạt có một nét đặc trưng gì đó mà khi tiếp xúc, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra con người ở mảnh đất này. Chắc bởi sự thân thuộc, trìu mến, nhã nhặn và giản dị, mộc mạc của họ đấy thôi!
Con người Đà Lạt hiền hòa, mến khách
Thành phố Đà Lạt được so sánh như một “tiểu hợp chủng quốc” của Việt Nam. Nơi tại đây có rất nhiều người từ khắp mọi miền Tổ quốc đến sinh sống và lập nghiệp tại đây. Thế nhưng một điều lạ lẫm đó là thành phố này không một chút xô bồ, ồn ào mà cực kỳ yên bình, nhẹ nhàng trôi qua.
Sẽ rất khó khi đến đây mà bạn nghe thấy tiếng còi xe rít lên từng hồi. Những tiếng cãi cọ hay những âm thanh vội vã của cuộc sống đô thị cũng dẫn đi vào dĩ vãng khi đặt chân tới “thành phố mù sương” này.
Chính cái cuộc sống bình yên, nhịp sống chậm rãi, nhàn nhã của nơi đây mà con người Đà Lạt làm gì cũng nhẹ nhàng, nói năng từ tốn và không dành giật, cạnh tranh nhau.
Một phân chắc cũng do cái thời tiết quanh năm suốt tháng mát mẻ, dễ chịu khiến tình cách con người nơi đây trở nên nền nã hơn. Người Đà Lạt dễ thương ở chỗ họ rất dễ tính, thoáng và không để bụng cái gì, “cứ cười với nhau một cái là huề thôi mà”.
Chẳng những thế, người Đạt Lạt cũng rất dễ gần, thân thiện và hiếu khách nữa. Chỉ cần mới lần đầu tiếp xúc thôi, bạn cũng đã cảm nhận ngay sự trìu mến, thân thiện của con người nơi đây. Bất kể bạn là người miền trong hay miền ngoài, đàn ông hay đàn bà thì khi đến đây bạn cũng sẽ được chào đón bằng những nụ cười thân thương, thận thiện và được chỉ bảo một cách tận tình.
Người Đà Lạt ăn mặc lịch sự, “kín cổng cao tường”
Hầu hết người dân Đà Lạt dù ở nhà hay ra đường thì họ cũng ăn mặc rất lịch sự, kín đáo. Cho dù là buổi sáng hay buổi tối, trời nắng hay trời mưa thì họ vẫn khoác cái áo kín kẽ. Chắc có lẽ là do cái khí trời Đà Lạt chỉ thở nhẹ cũng thấy lạnh tê tái lắm rồi. Mặc mãi như vậy rồi cũng thành quen.
Còn khi đến Đà Lạt, bạn mà thấy những người mặc đồ kiểu “trên đông dưới hè”, quần áo hở hang. Chắc chắn đây không phải là người Đà Lạt chính gốc rồi.
Con người Đà Lạt có thói quen đi ngủ sớm
Mặc dù là một thành phố du lịch nhưng cứ hễ 8h-9h tối thì hầu hết cửa hàng, nhà dân Đà Lạt lại đóng chốt cài then, lên giường đắp chăn đi ngủ. Trong khoảng thời gian này bạn bước ra đường chỉ thấy đường xá thưa thớt dần, yên tĩnh, vắng lặng hơn.
Ngoài những người buôn bán ở vỉa hè ra, người dân Đà Lạt rất ngại ra đường trong cái lạnh về đêm. Khi tìm hiểu về đặc trưng khí hậu Đà Lạt chắc hẳn bạn cũng biết. Đà Lạt được ví như có 4 mùa trong ngày. Sáng mang tiết trời mùa xuân, trưa nắng như mùa hè, chiều mát mẻ như mùa thu và tối đến thì lạnh buốt như mùa đông. Mà lạnh thì chỉ muốn chui vào chăn ngủ thôi đúng không nào?
Người Đà Lạt không thích đi siêu thị
Với tính cách hiền lành, lối sống chậm rãi, giản dị khiến người Đà Lạt có thói quen không thích đi siêu thị. Không giống những nơi xô bồ tấp nập như thành phố khác, thành phố Đà Lạt vẫn giữ được nếp chợ xưa cũ và người dân nơi đây luôn có thói quen đi chợ hơn là ghé qua siêu thị.
Trước khi siêu thị ngay chỗ Quảng trường Lâm Viên được mở thì không có một nơi nào tồn tại được lâu. Bởi lẽ, người dân nơi đây luôn muốn tự tay lựa chọn những thực phẩm tươi ngon cho mỗi ngày hơn là dự trữ đồ ăn cho cả tuần.
Một trong những nguyên nhân khiến người Đà Lạt không thích đi siêu thị đó là cuộc sống của họ vốn bình yên, thong thả và không quá bận rộn. Họ luôn có thời gian đi chợ và lựa chọn những món đồ tươi ngon. Thậm chí, có nhiều gia đình còn từ trồng rau củ trong vườn nhà. Do vậy mà họ ít đi siêu thị mà ưu tiên cho chợ truyền thống hơn.
Con người Đà Lạt có giọng nói “dễ cảm nắng”
Mảnh đất hiền hòa sinh ra con người Đà Lạt trìu mến. Từ người già đến trẻ nhỏ, từ con gái đến con trai, ai nấy đều sở hữu chất giọng ấm áp, nhẹ nhàng, ngọt ngào đúng với cuộc sống yên bình và chậm rãi nơi đây.
Đặc trưng trong giao tiếp của người Đà Lạt là luôn đệm từ “dạ” vào trước mỗi câu nói. Bên cạnh đó, họ còn hay đệm từ “tè” vào sau những tính từ. Đặc trưng này khiến người nghe cảm thấy rất “vui tai” và diễn tả được sự phấn khích như “lạnh tè”, “vui tè”, “hay tè”,…
Khi giao tiếp, người Đà Lạt còn hay thêm từ “hơ” ở cuối câu như “ừ hơ”, “đúng hơ”, “dễ hơ”,…Nghe thôi cũng cảm thấy rất thân thiện và dễ thương rồi phải không nào?
Thế nhưng cái sự dễ thương đó cũng chưa hết đâu. Khi kể chuyện, người dân nơi đây còn hay dùng cụm “xong cái… xong rồi cái…”. Điều này khiến bạn nghe câu chuyện mà không biết hội kết nằm ở khúc nào.
Người Đà Lạt không mê du lịch
Mặc dù người Đà Lạt khá nhàn rỗi, không quá bận rộn. Thế nhưng họ lại rất ít đi du lịch ngoài phố. Nếu bạn đến khám phá du lịch Đà Lạt và muốn hỏi địa điểm mấy khu du lịch, homestay hay quán cafe nổi tiếng. Bạn không nên hỏi người dân xung quanh đó mà hãy hỏi các chú taxi hay chú xe ôm.
Lý do tại sao ư? Vì đơn giản các chú xe ôm, taxi đi nhiều họ rõ. Còn phần lớn còn người Đà Lạt dù là chính gốc nhưng họ cũng sẽ lắc đầu thôi. Vì họ không thích đi du lịch, họ chỉ thích cuộc sống bình dị xung quanh sân vườn, chăm chút cây lá mà thôi.
Người Đà Lạt yêu thiên nhiên
Là một người Đà Lạt chính gốc, họ rất thích trồng cây, chăm hoa. Đây cũng là lý do khiến nhà ở Đà Lạt hầu hết đều có một khoảng sân để trồng hoa, cây cảnh. Đối với những khu nhà nhỏ, họ sẽ tận dụng lan can và hàng rào. Còn những giá đình có đất rộng hẳn thì họ dành hẳn một khoảng rộng để trồng.
Đối với người dân Đà Lạt, điều kiện thời tiết thuận lợi như vậy mà không tận hưởng thú vui tao nhã này thì quả thật là rất phí.
Cũng chính sử yêu thích sân vườn mà người dân nơi đây luôn nâng niu những bông hoa. Nếu đi đường lỡ có thấy ai hái hoa thì đó chắc hẳn không phải người Đà Lạt.
Người Đà Lạt chạy xe bằng niềm tin và không bóp còi
Đà Lạt được mệnh danh là “thành phố không có đèn giao thông”. Thế nhưng nơi đây là có rất nhiều vòng xoay, bùng binh, ngã rẽ. Mỗi khi di chuyển đến mốc giao thông này, người dân phải “huy động” hết mọi giác quan để tránh cũng như “lòng lương thiện” để nhường đường cho nhau.
Thói quen tham gia giao thông của người Đà Lạt là rất hiếm khi bóp còi xin đường hay chen lấn. Do đó, khi đến đây du lịch thì hãy từ từ mà đi, không nên chen chúc, chen lấn nhau. Điều này vừa đảm bảo an toàn cho bản thân, vừa tông trong văn hóa tham gia giao thông của người bản địa.
Những điều đặc biệt của con người Đà Lạt trên đây cũng đủ để lý giải tại sao thành phố này lại có sức hút mạnh mẽ đến thế. Nếu có cơ hội, bạn hãy thử một lần ghé thăm nơi đây để cảm nhận được nét riêng ấy. Có khi bạn lại bị cảm nắng ngay từ cái nhìn đầu tiên đó.
Trên đây là những khám phá thú vị về con người Đà Lạt. Nếu bạn có biết thêm những điều gì thú vị về con người và cuộc sống ở Đà Lạt nữa thì hãy chia sẻ để chúng tôi được biết nhé!
Xem thêm: