Chợ truyền thống trước sự nở rộ của siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ online,… đang ngày càng trở nên “lép vế”. Liệu trong nay mai, chợ có còn “chỗ đứng” nữa hay không?
Chợ truyền thống là mô hình có từ thời xa xưa và cho đến nay vẫn còn tồn tại và phát triển. Số liệu thống kê đến năm 2022 cho biết, Việt Nam có hơn 9.000 chợ truyền thống đang hoạt động. Tuy nhiên bên cạnh đó thì số lượng các siêu thị, cửa hàng tiện lợi và chợ online đang không ngừng tăng lên. Thống kê của Bộ Công thương cho biết, Việt Nam có khoảng 1.085 siêu thị, 240 trung tâm thương mại và gần 2.000 cửa hàng tiện lợi.
Nội Dung Bài Viết
Chợ truyền thống đang chịu sự cạnh tranh lớn
“Đối thủ” của chợ truyền thống chính là các siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi đang ngày một lớn mạnh.
- Về siêu thị, có: Aeon, Big C, Co.op Mart, Mega Market, Lotte Mart, E mart, Vinmart,…
- Về trung tâm thương mại, có: Vincom Mega Mall, Sài Gòn Centre, Crescent Mall, Diamond Plaza Shopping Center,…
- Về cửa hàng tiện lợi, có: Cicrle K, Ministop, FamilyMart, 7-Eleven, GS25, Bsmart, Cheers, Bách hóa Xanh,…
Các thương hiệu này ngày càng phát triển và “phủ sóng” thị trường rộng khắp cả nước. Không chỉ ở các thành phố lớn, những thương hiệu này đang dần có mặt ở các khu vực nông thôn. Sự tồn tại của chúng “đe dọa” đến các chợ truyền thống đang hoạt động.
Trong khi đó, chợ truyền thống đang gặp phải các tình trạng như: hạ tầng xuống cấp, chưa được quy hoạch đồng bộ, vấn đề vệ sinh môi trường và xử lý rác thải, thoát nước chưa được đảm bảo,… Chợ ngày càng xuống cấp kể cả về chất lượng lẫn mỹ quan.
Ngoài ra, sản phẩm được bán ở chợ cũng không được đảm bảo về mặt vệ sinh, an toàn thực phẩm. Cuộc sống con người ngày càng hiện đại, nhu cầu về thực phẩm sạch ngày càng tăng cao nhưng ở nhiều chợ hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm vẫn là một dấu hỏi rất lớn.
Chợ truyền thống cần đổi mới để tồn tại
Thực ra mà nói, vai trò của chợ truyền thống không hề thay đổi dù cho cuộc sống có đổi thay ra sao. Chợ vẫn là nơi lưu giữ và truyền bá văn hóa, nét đẹp truyền thống của người Việt. Đi chợ vẫn là thói quen khó có thể từ bỏ của nhiều gia đình Việt Nam. Chẳng qua ngày nay, con người với tiêu chuẩn sống mới đã đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với chợ. Và chợ, để tồn tại và phát triển thì buộc phải thay đổi để thích nghi.
Đối với người mua hàng thì không cần thay đổi vì họ có nhiều sự lựa chọn. Nhưng đối với những đối tượng mà quyền lợi gắn liền trực tiếp đến chợ thì cần phải đổi mới.
Đối với chợ, những điều cần đổi mới bao gồm:
- Hạ tầng, cơ sở vật chất nếu cũ kĩ, lạc hậu thì cần nâng cấp, sửa chữa.
- Đầu tư cho hệ thống chiếu sáng, cấp nước, thoát nước và xử lý rác thải.
- Đảm bảo chợ xanh – sạch – đẹp, nâng cao tính thẩm mỹ cho khu chợ.
- Quy hoạch lại theo hướng đồng bộ, hiện đại, khoa học và hiệu quả.
- Kiểm soát chất lượng của các mặt hàng được bán tại chợ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tích hợp nhiều tiện ích đi kèm để tạo ra khu chợ đa năng, đáp ứng mọi yêu cầu của người dân.
Đối với người buôn bán, là người trực tiếp mưu sinh tại chợ, cần thay đổi:
- Cách bán hàng theo hướng văn minh, lịch sự, hiện đại.
- Đảm bảo chất lượng và hình thức đối với mặt hàng kinh doanh.
- Chú trọng đến việc bày biện hàng hóa sao cho gọn gàng, đẹp mắt và thu hút khách hàng.
- Lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách.
>>> Gợi ý xem thêm: Kinh doanh gì ở ki ốt chợ hiệu quả? 06 gợi ý không thể bỏ qua
Đối với chợ đã tồn tại, một là đổi mới để tồn tại, hai là sẽ bị đào thải như một quy luật tất yếu. Còn đối với chợ được xây mới thì chắc chắn sẽ phải đổi mới ngay từ đầu, như Chợ Lộc Đức là một ví dụ điển hình.
Vị trí Chợ Lộc Đức được xây dựng ở ngã 5 xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Đây là khu chợ đầu tiên của xã, được triển khai trên tổng diện tích gần 1 ha. Lợi thế “sinh sau đẻ muộn”, Chợ Lộc Đức ngay từ đầu thiết kế bản vẽ đã định hướng trở thành khu thương mại kết hợp du lịch hiện đại bậc nhất khu vực.
Ngoài đáp ứng nhu cầu mua sắm cho người dân khu vực xung quanh, Chợ Lộc Đức còn hướng đến đối tượng khách du lịch. Tại đây lưu giữ những nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam, thể hiện bản sắc văn hóa của người dân địa phương, đồng thời bày bán các sản phẩm đặc trưng của vùng miền. Hứa hẹn sau khi hoàn thành, chợ sẽ trở thành nơi mua sắm, tham quan đặc sắc mà khách du lịch không thể bỏ lỡ.
Hướng đến khu chợ hiện đại, sạch đẹp, Chợ Lộc Đức chú trọng vào các tiện ích sau:
- Khu vui chơi trẻ em sạch đẹp, an toàn.
- Khu ăn uống ngoài trời nhộn nhịp.
- Hệ thống công viên xanh – sạch – đẹp.
- Nhà vệ sinh khép kín, sạch sẽ.
- Trạm thu gom rác thải hiện đại.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy đạt tiêu chuẩn.
- Hệ thống xử lý nước thải đầy đủ.
- Nhà gửi xe diện tích lớn.
- …
>>> Xem chi tiết: Tiện ích Chợ Lộc Đức: Hướng đến sự hiện đại & bền vững
Dự kiến hoàn thành vào quý 1/2024, Chợ Lộc Đức sẽ trở thành khu chợ hiện đại và sầm uất đầu tiên của huyện Bảo Lâm, là lựa chọn mua sắm của cư dân lân cận. Đồng thời, chợ là hình mẫu lý tưởng để các khu chợ truyền thống khác học hỏi và noi theo.
>>> Xem thêm: Danh sách các khu chợ ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng [2023]